Lạm phát đang là chủ đề khá hot trong những năm gần đây bởi nó có tác động sâu sắc về mọi mặt của nền kinh tế. Ảnh hưởng đến sự suy thoái lẫn phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rỏ lạm phát là gì? bài viết dưới đây sẽ hiểu rỏ thêm về các góc cạnh của các vấn đề.
Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên chóng mặt của các loại hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của đồng tiền của một quốc gia nào đó. Khi so sánh với các nước trên thế giới, lạm phát là sự suy giảm tiền tệ giữa quốc gia này so với quốc gia khác.
Ví dụ: Khi giá cả tăng lên, việc sử dụng đồng tiền để mua một loại hàng hóa sẽ ít hơn so với trước đây. Cụ thể, năm 2018 một gói xôi có giá 5.000 VNĐ nhưng đến 2020 giá của gói xôi đó là 15.000 VNĐ
Phân loại lạm phát
Có 3 loại lạm phát như sau:
Lạm phát vừa phải hoặc lạm phát một con số: có tỉ lệ lạm phát gp<10% một năm, ở mức độ này tỉ lệ lạm phát là không đáng kể và có thể chấp nhận được.
Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với con số lên đến 2 hoặc 3 trên một năm. Thời điểm này, đồng tiền sẽ bị mất giá nghiêm trọng. Từ đó, dẫn đến việc hệ thông ngân hàng không hoạt động được, thị trường tài chính bị phá vỡ, gây biến dạng đến nền kinh tế.
Siêu lạm phát: hiện tượng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, nằm ở trên mức lạm phát phi mã khi mà con số lên đến 4-5. Lúc này, lạm phát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, gây nên tình trạng rối loạn và thảm họa. Tuy vậy, hiện tượng này ít khi xảy ra vì sẽ có sự can thiệp của chính phủ để giữ vững.
Pháp luật quy định thế nào về lạm phát?
Theo bộ luật ngân hàng tại Việt Nam quy định ( Điều 3 Luật Ngân Hàng năm 2010) như sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
Thứ hai, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
Thứ ba, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
Thứ tư, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Liên quan đến việc khống chế lạm phát, Bộ Tài chính có nhiệm vụ “chủ trì, phôi hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chông lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
Nguyên nhân phổ biến của lạm phát là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát hiện nay, cụ thể:
Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu về thị trường của một mặt hàng tăng dẫn đến giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo. Hệ lụy là sẽ kéo theo vô vàng giá cả của các sản phẩm khác cũng tăng theo. Từ đó có thể thấy lạm phát sẽ tăng lên theo nhu cầu.
Ví dụ: Đầu năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát nhu cầu về sử dụng khẩu trang ngày một tăng. Dẫn đến giá cả của một hộp khẩu trên lên đến 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy sẽ bao gồm giá cả của nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thuế,… Nếu giá của các loại này tăng lên sẽ dẫn đến việc tổng chi phí sẽ tăng lên nhằm đảm bảo lợi nhuận.
Ví dụ: Đầu năm 2022, khi giá xăng vượt ngưỡng 30.000 VNĐ/1 lít đòi hỏi các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất cũng phải tăng giá hơn lúc trước để đảm bảo lợi nhuận mang lại
Lạm phát do cơ cấu
Với những ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng tiền công của công nhân. Đối với những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, việc tăng tiền công của công nhân sẽ dẫn đến việc tăng giá thành của sản phẩm, dịch vụ từ đó làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Đối với một sản phẩm khi nhu cầu về thị trường của mặt hàng đó giảm, trong khi nhu cầu của thị trường về mặt hàng khác lại tăng. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền sản phẩm đó và giá cả mang tính cứng nhắc tăng lên nhưng không giảm.
Mặt hàng về loại sản phẩm có nhu cầu giảm cũng không giảm giá. Và mặt hàng về sản phẩm có nhu câu tăng cũng tăng giá. Từ đó, cả hai loại mặt hàng điều tăng giá và dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn đến tổng cầu sẽ cao hơn tổng cung. Sản phẩm sẽ đưa về nơi xuất khẩu dẫn đến thị trường trong nước thiếu hụt. Khi cung và cầu mất cân bằng sẽ gây nên tình trạng lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi sản phẩm, hàng hóa tăng giá do thuế hoặc giá cả của các quốc gia khác tăng cao. Dẫn đến lượng bán ra trong nước sẽ tăng theo. Khi mức giá chung bị mức giá nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền trong nước tăng cao. Như việc ngân hàng trung ương mua đồng ngoại tệ của nước ngoài và giữ cho đồng tiền trong nước không bị mất giá. Hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên cũng là nguyê nhân lạm phát.
Biện pháp giúp làm giảm lạm phát
Giảm bớt lượng tiền lưu thông: Lượng tiền được bơm vào nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng mất giá về mặt tiền tệ. Vì vậy giải pháp chính là giảm bớt lượng tiền mặt trên thị trường. Thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng bằng cách nâng cap lãi suất.
Tăng gia sản xuất: một trong số nguyên nhân gây ra lạm phát là cầu lớn hơn cung. Vì vậy cần thúc đẩy sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung bằng cầu hoặc chênh lệch không cao để tránh lạm phát.
Tóm lại, sự thay đổi đột ngột về cung cầu và giá cả chi phí của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường dẫn đến việc lạm phát sẽ ngày một tăng cao.