Từ xưa, chúng ta vẫn thường nghe ông bà kể rất nhiều về những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Những yếu tố kỳ bí, những phép màu và sự tưởng tượng phong phú. Từ những câu chuyện đó theo chúng ta lớn dần theo thời gian, hình thành và nuôi dạy tính cách trong con người của chúng ta.
Định nghĩa về truyện cổ tích
Cổ tích là gì?
Cổ tích còn có tên thường gọi là đồng thoại hay truyện thần tiên là một thể loại văn học tự sự do nhân gian sáng tác xu hướng hư cấu, bao gồm cổ tích thần kì, cổ tích thế sự cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Cổ tích thuộc loại truyện ngắn có thể kể về con người, sự vật, con vật, ma, quỷ, thần tiên, hay một sinh vật kì bí,…
Truyện cổ thường hay phản ánh cuộc sống hằng này của con người của nhân dân ta. Trong truyện thười có các nhân vật chính như: Người hiền lành ( trẻ mồ côi, người em út, người vô gia cư, người giúp việc trong gia đình, một cô gái xinh đẹp, một cô gái xấu xí nhưng thiện lương,…)
Hoặc trong một số câu chuyện hay kể về các loài vật bằng biện pháp nhân hóa (con ếch xấu xí biến thành chàng hoàng tử, quái vật sau một đêm biến thành con người, một bông hoa năm cánh với năm màu biến thành năm con quỷ với tính cách khác nhau,… Ngoài ra, trong truyện cổ tích còn thể hiện rất nhiều yếu tố, sự vật, sự việc kì ảo, hoang đường hầu như trong tưởng tượng.
Nhưng nhìn chung, trong tất cả truyện cổ tích Việt Nam điều nêu lên nỗi khát vọng, niềm ước muốn, sự thoát khỏi áp bức, bất công của con người trong thời đại phong kiến ngày xưa. Đồng thời trong truyện cũng nêu lên một chân lý tốt đẹp, một kết cục có hậu rằng công lý, chính nghĩa sẽ luôn luôn chiến thắng, cái thiện vẫn luôn thắng cái ác, người hiền lành sẽ luôn nhân được kết cục có hậu còn kẻ ác phải bị trừng trị.
Về bản chất
Ở hầu hết các câu chuyện điều rút ra bài học ý nghĩa nhằm khuyên răng dạy bảo con người về lòng tốt, sự vị tha sẽ được đền đáp. Những người bản tính gian ác, hay thích làm việc ác sẽ nhân về kết cục không tốt. Đồng thời sau mỗi câu chuyện từ các yếu tố kì ảo, hư cấu hay nhân hóa một sự vật, sự việc một cách thần kỳ nhưng nhìn chung điều phản ánh nỗi thống khổ bất công của con người trong thời đại phong kiến xa xưa.
Ở thời đại lúc bấy giờ, con người, số phận nhỏ bé vẫn luôn phải chịu sự đàn áp, áp bức bất công của cuộc sống của những kẻ có tiền, bọn địa chủ độc ác. Những bật anh hùng, người tài năng vẫn luôn không ngừng đấu tranh chống áp bức, đòi lại sự bất công, mong muốn sự công bằng, thế lực thần kì nào đó vươn tay cứu giúp.
Phân loại truyện cổ tích
Truyện cổ tích về loài vật
Trong mỗi câu chuyện điều kể về các loài vật nhỏ bé, yếu đuối như: Cóc, kiến, trâu hoặc ngựa,… Ở mỗi nhân vật điều sẽ có những kiểu tính cách khác nhau nhưng điều thông minh và mang trong mình sự lương thiện.
Ví dụ: trong câu chuyện dế mèn phiều lưu kí tác giả xây dựng hình tượng nhân vật mạnh mẽ kiêu căng nhưng ẩn sâu trong tâm hồn vẫn luôn giữa vững sự lương thiện, chính nghĩa. Hay trong câu chuyện con cóc kiện ông trời, dù biết bản thân nhỏ bé nhưng với tinh thần và nghị lực vươn lên đòi lại sự công bằng, bất công.
Truyện cổ tích thần kỳ
Cổ tích thần kỳ là loại truyện chứa nhiều yếu tố hư cấu,ảo tưởng nhất. Trong đó, nói chứa khá nhiều về các câu chuyện thần thoại, huyền huyễn, hay các yếu tố trong sinh, người chết sống lại,…
Đây là câu chuyện xoay quanh cuộc sống hằng ngày, trong gia đình, hàng xóm, các mối quan hệ trong xã hội và những rắc rối quanh nó. ( Tấm cám, ăn kế trả vàng, ai mua hành tôi, sự tịch trầu cau,..)
Câu chuyện về những anh hùng, dũng sĩ tiêu diệt quái vật, diệt sạch mọi kẻ thù xăm lăng mang lại bình yên hạnh phúc cho con người ( Thạch sanh, thánh giống, người thợ săn và mụ chằng)
Song với các yếu tố trên ở mõi câu chuyện đều chèn thêm yếu tố kì ảo, thần kì, mọi phép màu như: sự xuất hiện của ông bụt, quái vật ba đầu sáu tay,…
Truyện cổ tích thế tục
Kể về những sự kiện, sự việc ly kì thần bí chưa có lời giải đáp xen lẫn các yếu tố kì ảo nhưng không mấy phần quan trọng. Nhóm truyện nói về nhân vật bất hạnh ( Trương Chi, đứa con trời đánh,…) nhóm truyện kể về những người tài, người thông minh ( Cậu bé thông minh, quan án xử kiện, nói dối như cuội,…)
Đặc trưng của truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích có cốt truyện khá chặt chẽ, hoàn chỉnh.
Sự vận hành cốt truyện cổ tích khá hoàn chỉnh với các thang bậc: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút như một cốt truyện hiện đại.
Ví dụ: Sự phát triển của cốt truyện trong truyện cổ tích Tấm Cám:
- Mở đầu: giới thiệu về nhân vật Tấm trong mối quan hệ với nhân vật Cám và dì ghẻ.
-
Thắt nút, phát triển xung đột: những lần Tấm bị đối xử bất công: trộm giỏ tép, bị bắt mất cá bống, bị trộn thóc lẫn gạo bắt nhặt, không cho đi xem hội. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, cuối cùng Tấm cũng đến hội, gặp vua và trở thành hoàng hậu.
-
Cao trào: Tấm bị sát hại, vùng lên đấu tranh qua những lần hóa thân: thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửu, quả thị.
-
Mở nút: nhà vua tìm thấy Tấm, đón về hoàng cung, trừng trị mẹ con Cám.
Tư tưởng của Truyện cổ tích
Ở mõi câu chuyện điều khiến cho người đọc có cái nhìn tưởng tượng phong phú đa dạng về thế giới muôn màu muôn vẻ trong đó. Trong đó, mõi câu chuyện điều mang những yếu tố thần kỳ khác nhau nhưng nhân hóa, kỳ ảo, phép thuật, thần tiên. Mang đến cho người đọc một sức hút kì lạ, những điều và những việc trước nay chưa từng nghĩ đến.
Tất cả các nhân vật điều mang một tính các riêng, và cách lựa chọn nhân vật chính luôn là yếu tố trong tâm. Như người nghèo lương thiện luôn chịu áp bức, cô gái xinh đẹp nhưng bất hạnh,…
Đa phần ở mỗi cốt truyện điều có mở đầu và diễn biến diễn tả cuộc sống bất công, sự khó nhọc, chèn ép của nhân vật chính. Nhưng càng về sau mọi biến cố dần được hóa giải, kẻ ác, sự bất công được trừng trị.
Ví dụ: Trong câu chuyện tấm cám. Từ khi Tấm sinh ra đã phải chịu cảnh mất mẹ, cha lấy mụ dì ghẻ và đứa con riêng của bà ta. Từ nhỏ Tấm vẫn luôn chịu mọi sự áp bức, bất công và sai khiến của hai mẹ con mụ. Và đỉnh điểm, khi đã trở thành hoàng hậu những tưởng quả ngọt đã đến với mình nhưng mẹ con mụ dì ghẻ vẫn luôn toan tính hãm hại hết lần này đến lần khác. Nhưng dù như vậy, Tấm vẫn mang trong mình sự thiện lương và luôn được sự giúp đỡ cảu ông bụt. Cuối cùng, mẹ con Cám cũng bị trừng phạt.
Điều này đúng với quan điểm mà từ xưa ông cha ta vẫn hay dạy ” ở hiền gặp lành”. Cuộc sống dù có bao nhiêu khó khăn khổ nhọc nhưng bằng với niềm tin và lòng lương thiện sẽ luôn vượt qua mọi trở ngại. Đó chính là nỗi khát vọng của ông cha ta từ xưa.
Yếu tố hư cấu, ảo tưởng trong Truyện cổ tích
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các câu chuyện. Chính nhờ yếu tố này mà làm liền mạch được câu chuyện, giúp cho câu chuyện trở nên mượt mà hơn. Đồng thời đây cũng mà mấu chốt để tháo gỡ những nút thắt, xung đột, bi kịch trong cuộc sống của nhân vật chính.
Trong câu chuyện Tấm Cám ta có thể thấy yếu tố kì ảo luôn đi xuyên suốt câu chuyện. Từ khi sinh ra đã bị mù dì ghẻ hành hạ, đối xử bất công nhưng được nhờ ông bụt giúp đỡ hết lần này đến lần khác. Hình tượng ông bịt như một vị thần, một nhân vật mấu chốt trong câu chuyện hóa giải mọi biến cố, khó khăn cho nhân vật chính. Sau đó, là đến các yếu tố kì ảo như ngã từ trên cây biến thành chim, biến thành khung cửi, quả thị và cuối cùng là về hình dáng ban đầu. Những lần biến hóa thần kì đó chính minh cho sự bất diệt của cái thiện, thể hiện nỗi khát vọng của người dân ta thời xưa
Xây dựng nhân vật trung tâm của Truyện cổ tích
Với mỗi câu chuyện nhìn chung thì nhân vật chính cũng mang trong mình ngoài sự tấm lòng, đạo đức và lòng chính nghĩa ra thì hình tượng nhân vật luôn lạc quan yêu đời, sức sông mạnh mẽ, luôn tin tưởng vào công lý, chính nghĩa.
Tấm là một cô gái mồ côi, phải chịu nhiều thiệt thòi khi sống cùng mẹ và em kế, thế nhưng nàng chưa bao giờ để mình tuyệt vọng. Ở nàng, người ta luôn thấy một sức sống mãnh liệt, một tinh thần lạc quan yêu đời.
Hơn thế nữa, Tấm còn cho người đọc thấy rõ niềm tin vào công lý, vào cái thiện khi chính nàng bị hãm hại và phải trải qua bao nhiêu lần chết đi sống lại để đến cuối cùng nàng được hưởng hạnh phúc còn những kẻ hãm hại nàng phải chịu đựng sự trừng phạt đau đớn nhất.
Đây chính là niềm tin vào công lý mà người lao động muốn bày tỏ, họ luôn tin tưởng rằng nếu sống lương thiện thì chắc chắn cái chờ đợi họ ở phía trước là sự may mắn, hạnh phúc, cuộc sống đủ đầy. Còn những kẻ độc ác, mưu mô hãm hại họ sẽ gặp điều ác, quả báo.
Cách xây dựng nhân vật của Truyện cổ tích là gì?
Với nhân vật chính:
Ở mỗi nhân vật chính tác giả điều luôn xây dựng hình tượng về đạo đức sự thiện lương, lạc quan yêu đời, lòng chính nghĩa, sức mạnh tiềm tàng nào đó. Với mong muốn ý chí vươn lên vượt qua số phận nỗi áp bức, bất công. Đây là hình tượng cho những người nông dân, người lao động nghèo trong xã hội phong kiến xa xưa.
Với các tuyến nhân vật phụ:
Tác giả xây cho họ một hình tượng vô cùng xấu xa, độc ác về nội tâm như: người anh tham lam, mụ dì ghẻ độc ác, những kẻ tham ăn biếng làm nhưng cuối cùng sẽ có kết cục không đẹp. Điều này như một lời nhắc nhở của tác giả rằng kẻ ác sẽ luôn bị trừng trị ” ở hiền thì sẽ gặp lành” đúng với tâm niệm mà ông cha ta từ xưa đã dạy.
Tầm quan trọng khi sử dụng truyện cổ tích Việt Nam
Điều đầu tiên, truyện cổ tích là thể loại truyện phù hợp với tâm lí của trẻ nhỏ. Các bà, mẹ hay cô giáo thường kể chuyện cổ tích Việt Nam cho các bé nghe giúp đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi bé, giúp tuổi thơ các bé lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp – xấu, cái thiện – ác trong cuộc sống. Các câu truyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong đời. Với trẻ em, chúng sẽ luôn bị thích thú bởi những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn, cái đẹp, những điều kì diệu.
Thứ hai là truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
Điều thú vị là truyện cổ tích dành cho bé lại mang thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện các bé sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.
Qua đó chúng ta đều thấy được vai trò truyện cổ tích quan trọng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi bài học được rút ra từ chính câu chuyện sẽ là những điều giúp trẻ noi theo để học hỏi.
Những nhân vật sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm những người nghèo khó kém may măn hơn mình, … từ đó những phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ in sâu vào tâm trí của các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của các bé sau này.
Một số Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất bạn nên biết
Tấm Cám
Hình tượng một cô gái xinh đẹp nhưng có cuộc đời đầy sóng gió. Khi sinh ra đã mất mẹ, bị mẹ con mụ dì ghẻ hành hạ nhưng vẫn mang trong mình tấm lòng cao đẹp và hiền lành. Từ một cô gái nghèo nhưng biết vươn lên trong số phận trở thành hoàng hậu và chính nhờ sự hiền lành mà luôn được sự giúp đỡ của ông bụt, luôn gặp được nhiều mai mắn.
Thạch Sanh, Lý Thông
Thạch Sanh và Lý thông là hai người anh em nhưng có tính cách hoàng toàn trái ngược nhau. Người anh Lý thông có tính cách độc ác tham lam còn người em thì hiền lành và dũng cảm. Trong một lần người anh Lý Thông đã lừa người em Thạch Sanh thay mình nộp mạng cho chằn tinh.
Nhưng nhờ sự may mắn và dũng cảm anh đã giết chết được chằn tinh và cứu công chúa. Những tưởng sẽ có kết cục đẹp nhưng không may anh đã bị người anh lừa và nhốt trong hang đá nhằm tranh giành lập công. Nhưng nhờ sự hiền lành và chính nghĩa của mình mà anh đã lấy lại được công bằng còn người anh thì bị trừng trị.
Sọ Dừa
Sọ Dừa sinh ra trong một hình hài kì dị giống như một trái dừa. Vì thương mẹ và thương cho gia cảnh nghèo khó nên đã làm thuê chăn bò cho nhà phú hộ. Sau này, khi được cô út nhà phú hộ đem lòng mến chàng đã xin mẹ cho hỏi cưới.
Vào ngày cưới, Sọ Dừa đã biến thân thành một anh chàng khôi ngô. Ngày anh lên kinh ứng thí, hai cô chị do lòng ghen tức nên đã hãm hại cô em nhưng nhờ có đồ vật anh cho nên cô đã thoát chết đươc chồng cứu về. Còn hai cô chị thì đã bị trừng trị thích đáng.
Truyện cổ tích Việt Nam là một phần ký ức đẹp trong tuổi thơ của rất nhiều người. Đó là những bài học đáng giá đầu tiên trong cuộc đời mà tới hôm nay vẫn hằng lưu giữ và sẽ truyền tiếp cho thế hệ mai sau.