Lịch sử việt nam

45

Lịch sử Việt Nam là một phần thiết yếu của cuộc sống, Nó giúp chúng ta gợi nhớ về cọ nguồn, hiện tượng kế thừa, phát huy giá trị truyền thông mà còn gợi nhớ về một thời kì xương máu của ông cha ta.

Định nghĩa lịch sử?

Lịch sử hay sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Lịch sử có thể tham khảo những môn học trừu tượng, trong đó sử dụng câu chuyện để kiểm tra và phân tích chuỗi các sự kiện trong quá khứ, và khách quan xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hưởng đến các sự kiện trên.

Các nhà sử học đôi khi tranh luận về bản chất của lịch sử và tính hữu dụng của nó bằng cách thảo luận nghiên cứu về chính lịch sử như một cách để cung cấp “tầm nhìn” về những vấn đề của hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu lịch sử là gì?

  • Đối tượng nghiên cứu lịch sử rất đa dạng có thể về một sự vật, hiện tượng, một con người, một địa điểm hay một đồ vật đẫ xảy ra trong quá khứ.
  • Đối tượng lịch sử là quá khứ của loài người về những hiện tượng siêu việt bao gồm thời kỳ tiền sử và lịch sử.
  • Thông qua các tư liệu, phương pháp khoa học, lịch sử mà con người nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về những sự việc, quá trình của tất cả loài người thời đó.
  • Mục tiêu nghiên cứu không chỉ đơn giản là tìm hiểu về sự vật và con người mà còn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, lý do dẫn đến kết cục đó.
  • Do đó, câu chuyện là cả sự thật và nghiên cứu về chúng và không ngừng được xây dựng bởi vì quá khứ được mở rộng tại mọi thời điểm.
  • Mục đích chính của sự nghiên cứu là tập trung vào quá trình, sự tiến hóa và biến đổi của xã hội theo thời gian và tiến hành diễn giải mọi thứ, biết được nguyên nhân và hậu quả của nó.

Đặc điểm của lịch sử

Các sự kiện diễn ra trong quá khứ

Lịch sử là một khoảng thời gian dài vô kể, Kể từ khi bắt đầu có thể là từ thời tiền sử cho tới thời phong kiến và hiện tại. Con người để có thể ghi nhớ được một khoảng thời gian dài như thế điều phải bỏ công nghiên cứu và ghi chép các thông tin về thời gian và sự kiện nỗi bật.

Sự kiện diễn ra trong quá khứ ghi dấu lại các cột mốc thời gian và thời gian là cố định và không thể thay đổi được. Tại mỗi sự kiện, mỗi cột mốc trong đời của nhân vật điều ghi dấu lại thông qua thời gian rỏ ràng. Các sự kiện sẽ được ghi chép một cách chính xát và khách quan.

Ví dụ: Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam đã có ba loại văn tự được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ Hán và chữ Nôm biểu thị một hoặc một số âm tiết. Chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX

Những sự việc diễn ra trong quá khứ

Trong quá khứ, khi con người sáng tạo và phát minh ra một thứ gì có đóng góp to lớn cho nhân loại hay một vị anh hùng đã đành thắng bao nhiêu giặc ngoại xâm. hay tất các các sự việc được diễn ra theo dòng thời gian mà sau khi các nhà nghiên cứu tìm tòi được thì sẽ được diễn giải một cách chủ quan thông qua ngôn từ dễ hiểu và để truyền đạt nhất. Nhằm mong muốn lưu giữ lại những gì tinh túy và quý báo nhất mà ông cha ta thời trước lưu lại cũng như dễ dàng truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.

Ví dụ: Một số sử liệu và huyền thoại cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến vùng Thanh Hóa. Bộ tộc Bách Việt có nguồn gốc từ nước Xích Quỷ do Lạc Long Quân lập nên, từ khi phân tán thì trở thành nhiều bộ tộc khác nhỏ hơn, hay gọi chung tộc là Bách Việt

Xây dựng chính xác và khách quan dựa vào các câu chuyện kể

Tại mỗi thời điểm, sự kiện, hay một đồ vật ghi dấu trong lịch sử mà các nhà khoa học, khảo cổ ghi dấu được thì diễn tả một cách chân thực và tỉ mĩ thông qua ngôn từ hay truyền miệng nhưng sẽ có tư liệu và bằng chứng cụ thể để minh họa cho điều đó thông qua hình ảnh, hiện vật, chữ khác hay tượng đài,…

Ví dụ: con người đã tìm thấy được bút tích và ngôn ngữ có ông cha ta ngày xưa cho thấy các thời kì thay đổi và hình thành nên con chữ hiện tại là vô cùng quý giá.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Lịch sử là một kiến thức chứa vô vàng những điều thú vị từ thời xa xưa, giúp chúng ta hiểu thêm những cái mới lạ, nguồn góc hay cọi nguồn mà từ lâu không ai nhắc đến. Tại mỗi dòng sự kiện điều chứa đựng nét văn hóa, những giá trị truyền thống cần kế thừa và phát huy

Ở mỗi dòng lịch sử giúp ta hiểu thêm và cac hay cái tốt của ông cha, những tội ác của bọn giặc ngoại xâm mà dù hằng ngàn năm lịch sử không thể lu mờ. Dù cho qua bao nhiêu sóng gió, thăng trầm nhưng vẫn thể hiện rõ giá trị tình người, sự thông minh và dũng cảm.

Ngoài ra, thấy được những mặc yếu kém, chế độ cai trị còn hà khắc bóc lột, nhu nhược cảu chế độ phong kiến xa xưa.

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cung cấp những tư liệu bằng chứng cụ thể và con người, sự vật, sự việc. Những góc nhìn mới lạ và khách quan hơn về mặt cảm xúc, tình cảm và những luân lý con người. Từ đó giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn và tốt hơn trong cuộc sống.

Về con người

Trong mỗi giai đoạn lịch sử đã có rất nhiều vị anh hùng đứng lên, hy sinh xương máu để giữ vững bờ cõi và non sông nước nhà. Nhưng sau mỗi cuộc khởi nghĩa vùng lên rồi dập tắt cho thấy lực lượng còn yếu kém, chưa đoàn kết, vũ khí trang bị thì thô sơ. Tuy nhiên ý chí và tinh thần kiên cường bất  khuất của nhân dân ta là điều không thể chối cãi.

Về phía giặc ngoại xâm thấy rõ được lòng tham lam muốn chiếm lấy bờ cõi, dân tộc ta. Cho thấy được bản chất, sự tàn ác và chế độ hà khắc, thống khổ nhằm ép dân ta đi vào đường cùng.

Về văn hóa

Lịch sử là cách nhanh nhất giúp t tiếp cận nhiều hơn về nên văn hóa và bản sắc dân tộc ta qua các thời kì trước.

Lịch sử văn hóa kết hợp các cách tiếp cận của nhân học và lịch sử để xem xét các truyền thống văn hóa phổ biến và các diễn giải văn hóa về các kinh nghiệm lịch sử. Nó xem xét các ghi chép và mô tả tường thuật về vật chất trong quá khứ, bao gồm sự liên tục của các sự kiện (xảy ra liên tiếp và dẫn từ quá khứ đến hiện tại và thậm chí đến tương lai) có liên quan đến một nền văn hóa.

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Lý do cần thiết cho việc đưa lịch sử vào chương trình học ngoài biết thêm kiến thức mà còn đào tạo nên một người công dân tốt.

Ngoài những kiến thức đã học về con người, những câu chuyện về tấm gương đạo đức, sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng ngày trước. Học lịch sử còn giúp con người gắn liền với ý thức và trách nhiệm của một cá nhân đối với một đất nước. Tự biết giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp.

Vô vàng dữ liệu và kiến thức được tổng hợp từ ngàn năm trước, nó như một minh chứng sắt đá về sự chủ quyền và độc lập dân tộc. Nó cung cấp bằng chứng về các quốc gia tương tác với xa hội, cung cấp quan điểm từ nhiều đất nước, thiết yếu cho công dân.

Điểm qua những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam

Một vài tên tuổi vị anh hùng, dân tộc Việt Nam góp phần to lớn trong lịch sử ta lúc bấy giờ:

Vua Hùng – Quốc tổ của người dân Viêt Nam

Hùng Vương là vị vua của nhà nước Văn Lang, ông là con trai của Lạc Long Quân.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho tới thời Hùng Vương kéo dài đến 2622 năm. Tuy nhiên sau đó nhà nước đã bị Thục Phán ( An Dương Vương) thôn tính.

Hai Bà Trưng – Hai vị thủ lĩnh chống ách đô hộ nhà Hán

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

Lý Nam Đế – Thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ Nhà Lương

Lý Nam Đế ( Lý Bí), và vị vua khai sinh nhà Tiền Lý đồng thời ông cũng là nước sáng lập nên nhà nước Vạn xuân trong lịch sử Việt Nam. Trước khi lên ngôi, ông đã có công đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp nhưng sau này do bị ôm nặng mà qua đời.

Ngô Quyền – Đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

Ông là vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 938 ông lãnh đạo nghĩa quân đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mang lại chiến tích lẫy lừng cho dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ. Ngày nay, người ta vẫn còn lưu giữ những chiếc cọc cắm trên sông năm ấy như một chiến tích đầy tự hào. Ông được xem là ” Vua của các vị Vua”

Lịch sử Việt Nam với hàng ngàn năm dựng nước và giữa nước với bao nhiêu công lao và chiến thắng tích lũy để bảo vệ toàn vẹn dân tộc. Việc của con cháu chúng ta mau sau là cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thông quý báo đó.

Việt Nam Ta
WRITTEN BY

Việt Nam Ta

Việt Nam Ta là một trong những mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Hướng tới nội dung sạch và chuyên sâu dành cho người Việt. Mang Việt Nam ra khắp thế giới.