Những năm về trước, lúc mà các kênh truyền thông mạng xã hội chưa được phổ biến. Thì Đài truyền hình Việt Nam là phương tiện thiết yếu cung cấp những tin tức, sự kiện quan trọng đến với người dân trong cả nước. Vậy Đài truyền hình Việt Nam là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy, hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm truyền hình, đài truyền hình.
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh nào đó đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
Ngày xưa, truyền hình chỉ được sử dụng như một công cụ để giải trí và cung cấp thông tin. Nhưng ngày nay, truyền hình đã tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến những kiến thức bổ ích, phát triển văn hoá, quảng cáo và các dịch vụ khác.
Đài truyền hình là một bộ phận vô cùng quan trọng cấu thành nên hệ thống báo chí của một quốc gia. Được xem là nơi thực hiện những tin tức thời sự, chương trình truyền hình để phát sóng lên hệ thống. Hiện nay có nhiều hệ thống phát và thu hình để xem trên TV như là vệ tinh, cáp, kỹ thuật số.
Ngoài ra, đài truyền hình là còn một công cụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Do đó, đài truyền hình được bảo vệ rất tốt nhằm tránh các cuộc xâm nhập trái phép nhằm tuyên truyền những thông điệp không mong muốn,…
Đài truyền hình Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnam Television, viết tắt: VTV), là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đài thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo trí, truyền thông đa phương tiện khác.
Hiện nay, VTV đã phủ sóng qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Trung Quốc,… và các nước khác trên thế giới thông qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài.
Phân loại truyền hình.
- Theo góc độ kỹ thuật truyền tải thì có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV).
- Theo góc độ thương mại thì có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV).
- Theo tiêu chí mục đích nội dung thì có truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí,…
- Theo góc độ kỹ thuật có truyền hình số (Digital TV) và truyền hình tương tự (Analog TV).
Truyền hình sóng: (Wireless TV – vô tuyến truyền hình) là loại truyền hình được thực hiện theo nguyên tắc như sau: những hình ảnh và âm thanh được mã hoá thành các tín hiệu sóng sau đó phát vào không trung. Lúc này, các máy thu tiếp nhận tín hiệu rồi giải mã nó thành các hình ảnh động và âm thanh trên TV. Và sóng truyền hình là sóng thẳng cho nên ăng ten phải bắt được sóng của máy phát và bắt buộc phải nằm trong vùng phủ sóng mới nhận được tín hiệu tốt nhất.
Truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu qua chương trình cho các đối tượng, không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân.
Truyền hình cáp: (CATV – Community Antenna Television – hữu tuyến) đáp ứng được nhu cầu của mọi cá nhân. Được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu máy phát đến từng TV. Nhờ đó mà nó có thể phát rất nhiều chương trình khác nhau đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Truyền hình cáp được sử dụng phổ biến hơn vì nó còn thể phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng không thực hiện được.
Đặc trưng của truyền hình.
Tính thời sự.
Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng cho nên nó có khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với những phương tiện khác. Với những sự kiện đã diễn ra hay thậm chí là đang diễn ra, người dân có thể quan sát chi tiết thông qua truyền hình trực tiếp.
Một ưu điểm nổi bật khác của truyền hình so với các kênh báo chí khác là truyền hình được phát sóng liên tục 24/24 cho nên có thể mang đến cho người xem những thông tin “nóng hổi” nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật các tin tức mới nhất.
Ví dụ như: Truyền hình trực tiếp vòng chung kết bóng đá nam SEAGAME 31 giữa Việt Nam và Thái Lan.
Ngôn ngữ truyền hình là những ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh.
Một đặc trưng tiếp theo và cũng là ưu thế của truyền hình đó chính là nó có thể truyền tải cả hình ảnh lẫn âm thanh cùng một lúc. Đối với báo in, mọi người đọc nó và tiếp thu thông tin bằng con đường thị giác. Còn đối với truyền hình, mọi người có thể tiếp thu thông tin cả bằng thị giác lẫn thính giác.
Bạn vừa có thể tiếp nhận thông tin “thụ động” thông qua truyền hình và vừa có thể làm việc riêng như quét nhà, nấu ăn,… Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy, mọi người tiếp nhận 70% thông qua thị giác và 30% thông qua thính giác. Do đó, truyền hình từ lâu đã trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy rất cao, và làm thay đổi nhận thức của mọi người trước các sự kiện.
Ví dụ như: Đài Truyền Hình Việt Nam thông báo về cơn bão số 9, cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam sắp đổ bộ vào đất liền. Từ những thông tin có độ tin cậy cao như vậy, người dân sẽ có sự chuẩn bị như mua lương thực, tìm nơi trú ẩn an toàn,…
Tính phổ cập và quảng bá.
Từ những ưu thế về hình ảnh và âm thanh ở trên, đài truyền hình có thể thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ nên giờ đây, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng để phục vụ những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,… giúp họ tiếp cận được những tin tức, sự kiện đã và đang diễn ra.
Tính quảng bá của truyền hình được thể hiện ở chỗ một sự kiện diễn ra ở bất kì đâu sẽ được đưa lên vệ tinh và truyền đi khắp thế giới, được hàng tỉ người biết đến. Bạn có thể nằm ngay trên chiếc giường ngủ êm ái của mình nhưng vẫn nắm bắt được những sự kiện diễn ra trên thế giới.
Điển hình như: Cuộc chiến tranh ở Nga và Ukraina, hay Trung Quốc hăm doạ tấn công Đài Loan khi bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có chuyến thăm tới bán đảo này,… những thông tin “nóng hổi” trên đều được người dân nắm bắt thông qua đài truyền hình.
Khả năng thuyết phục công chúng.
Một trong những lợi thế lớn của đài truyền hình so với các loại hình báo in hay phát thanh chính là khả năng thuyết phục công chúng.
Truyền hình đem đến cho khán giả những hình ảnh và âm thanh có độ tin cậy cao, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải hình ảnh của các sự kiện đi xa nên cần sự chứng kiến tận mắt của người dân. “Trăm nghe không bằng một thấy“, truyền hình đã cung cấp những hình ảnh, video về sự kiện để có thể thoả mãn nhu cầu “thấy” của người xem.
Ví dụ như: Truyền hình trực tiếp sự kiện Apple ra mắt Iphone 13, người xem cần biết được những hình ảnh về chiếc Smartphone mới nhất của nhà táo.
Khả năng tác động đến dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân.
Những chương trình truyền hình mang tính thời sự, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng những hình ảnh, âm thanh,… vừa chứng minh cho người xem thấy được sự thực tế của vấn đề đã đưa ra và vừa tác động đến nhận thức của người xem. Chính vì thế, truyền hình có khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ.
Các chương trình của ban thời sự VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam như là “Chào buổi sáng“, “Đối thoại trực tiếp“, “Sự kiện và bình luận” không chỉ tác động đến dư luận mà còn hướng dẫn dư luận sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ đã đem đến một lượng công chúng đông đảo cho đài truyền hình, cho nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi hơn. Do đó, truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân.
Các chuyên mục như là “Hộp thư bạn xem truyền hình“, “Với khán giả VTV3“, “Ý kiến bạn xem truyền hình“,… từ lâu đã trở thành cầu nối giữa khán giả với người của nhà đài. Thông qua các chương trình đó, người xem có thể nêu lên ý kiến cá nhân của mình, đóng góp ý kiến về những chương trình của đài truyền hình. Hoặc gửi đi những vấn đề, những thắc mắc,… ở địa phương. Rất nhiều vụ lạm dụng quyền hạn được người nhà đài làm sáng tỏ qua sự phản ánh của nhân dân.
Danh sách các đài truyền hình nổi tiếng tại Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), là Đài Truyền Hình Quốc Gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bao gồm các ban như sau:
- Ban Thời sự (VTV1).
- Ban Khoa giáo (VTV2).
- Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3).
- Ban Truyền hình đối ngoại (VTV4).
- Ban Truyền hình tiếng nói dân tộc (VTV5).
- Ban thiếu niên (VTV6).
- Ban sản xuất các chương trình Giáo Dục (VTV7).
- Ban sản xuất truyền hình thời tiết và cảnh bảo thiên tai (VTVWDB).
- Ban sản xuất phim tài liệu và phóng sự.
- Ban sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC).
- Ban văn nghệ.
- Ban nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật truyền hình (VTV Brac).
- Ban Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (VTVTC).
- Trung tâm tin tức (VTV24).
- Trung tâm sản xuất và kinh doanh nội dụng số (VTVdigital).
- Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVAD).
- Báo điện tử VTV NEWS.
- Tạp chí truyền hình VTV.
- Ban biên tập truyền hình cáp (VTVpcd).
- Các cơ quan thường trú Trung Tâm truyền hình Việt Nam tại các khu vực.
- Các cơ quan thường trú Đài Truyền Hình Việt Nam tại nước ngoài.
Đài tiếng nói Việt Nam VOV.
Không ngừng đổi mới trong xu thế cạnh tranh của cuộc cách mạng 4.0. Đài Tiếng nói Việt Nam VOV đã thay đổi phương thức sản xuất, đổi mới hình thức tiếp cận và đưa nhiều chương trình phát thanh trực tiếp vào các kênh của mình nhằm thu hút khán giả quay lại với đài.
- VOV1.
- VOV2.
- VOV3.
- VOV4.
- VOV5.
- VOV6.
- VOV giao thông.
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.
Gọi tắt là VTC – một thành viên của đài tiếng nói Việt Nam. Đây là đài truyền hình đầu tiên ở Việt Nam phát sóng truyền hình kĩ thuật số. Bao gồm các kênh sau đây :
- Kênh truyền hình tổng hợp (VTC1 SD&HD).
- Kênh Công nghệ – Nông nghiệp (VTC2).
- Kênh Thể thao – Giải trí tổng hợp (VTC3 SD&HD).
- Kênh dành cho Teens (VTC4/ Yeah1 Family).
- Kênh giải trí tổng hợp (VTC5).
- Kênh tổng hợp (VTC6).
- Kênh tổng hợp (VTC7/ Today TV).
- Kênh View TV (VTC8).
- Kênh Văn hoá xã hội giải trí (VTC9).
- Kênh thiếu nhi và gia đình (VTC11).
- Kênh Phim truyện tổng hợp (VTC12).
- Kênh truyền hình tương tác ITV ( VTC13).
- Kênh thời tiết và thông tin tổng hợp (VTC14).
- Kênh truyền hình Nông nghiệp và Nông thôn (VTC16).
Đài phát thanh – truyền hình Vĩnh Long.
Đài Phát thanh – Truyền hình thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Phát sóng trên hai Kênh THVL1 – THVL2. Là Đài có số lượng khán giả đông nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các chương trình truyền hình của đài phong phú, phù hợp với nhu cầu của nhiều thính giả, thu hút đông đảo người xem trên cả nước.